Khám phá 10 nét đặc sắc trong văn hoá Nhật Bản khiến cả thế giới trầm trồ
 -  5267 Lượt xem
Nền văn hoá Nhật Bản: Hé lộ Top 10 nét văn hoá đặc sắc và thú vị
1. Văn hóa trà đạo
Người Nhật tin rằng thông qua việc uống và thưởng thức trà, họ có thể tìm thấy những giá trị tinh thần cần có ở mỗi người. Những giá trị này gồm bốn chữ:
- Hòa (Wa): Sự hòa hợp, hài hòa giữa con người và thiên nhiên; giữa người uống trà và người pha trà cùng các dụng cụ, tạo nên mối quan hệ khăng khít.
- Kính (Kei): Thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh và với các dụng cụ pha trà.
- Thanh (Sei): Thanh khiết, bao dung với vạn vật xung quanh và thể hiện sự khiêm nhường.
- Tịch (Jaku): Vắng lặng, tịnh tâm trong tâm hồn, mang đến cảm giác an nhiên và hạnh phúc.
Văn hóa trà đạo không chỉ là thưởng thức trà mà còn là cách người Nhật kết nối với thiên nhiên và tìm thấy sự yên bình trong tâm hồn. Trà đạo đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống và văn hóa Nhật Bản, biểu tượng cho sự tinh tế và truyền thống lâu đời của đất nước này.
2. Trang phục truyền thống Kimono
- Kimono: Trang phục chính, làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bông, lanh, len và lụa.
- Obi: Thắt lưng buộc quanh áo kimono, có thể được thắt theo nhiều cách khác nhau.
- Juban: Áo lót được mặc bên dưới kimono.
- Koshi-himo: Khăn buộc ở thắt lưng để cố định kimono.
- Datejime: Thắt lưng dưới obi, giúp obi giữ hình dạng.
- Tabi: Tất đặc trưng với ngón chân chia làm hai phần, đi kèm giày dép truyền thống Nhật Bản.
- Geta, Zori: Giày dép truyền thống mặc với kimono, hình thức giống xăng đan hiện đại.
3. Văn hóa ăn uống
- Đa số các nhà hàng ở Nhật Bản thiết kế bàn ăn thấp và đệm ngồi trên chiếu Tatami. Bạn cần cởi giày và dép trước khi bước lên chiếu, tránh giẫm lên đệm của người khác.
- Nhà hàng luôn phục vụ khăn ướt để thực khách lau sạch tay trước khi ăn. Sau khi gọi món, mọi người thường chờ tới khi tất cả đồ ăn đã được dọn ra bàn mới ăn
- Người Nhật thường bắt đầu ăn bằng câu “itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người”. Nếu cần ăn ngay và những người khác chưa có đồ ăn, bạn cần nói “osaki ni itadakimasu” - “cho phép tôi ăn trước nhé” và cuối cùng là “gochisosama” - “cảm ơn bạn vì bữa ăn”.
- Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu
- Không giống như những món ăn khác, khi ăn mì tại Nhật Bản nhất định phải phát ra tiếng để thể hiện rằng nó thực sự rất ngon
- Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi bạn lại phải dùng đũa để thưởng thức,...
4. Văn hóa giao tiếp
Hành động cúi đầu chào hỏi ở Nhật Bản phụ thuộc vào đối tượng mà họ gặp gỡ. Thông thường, có ba kiểu cúi đầu được sử dụng:
-
Cúi 15 độ: Dùng trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, đồng nghiệp.
-
Cúi 30 độ: Thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự, thường dùng khi gặp mặt lần đầu.
-
Cúi 45 độ: Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với người đã chào đón bạn bằng cả trái tim.
5. Văn hóa xếp hàng
6. Văn hóa cosplay
Lễ hội cosplay tại Nhật Bản diễn ra quanh năm, nhưng nổi bật nhất là Comiket, được tổ chức tại Tokyo Big Sight vào tháng 8 và tháng 12. Comiket là sự kiện lớn nhất và thu hút hàng ngàn người tham gia, không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ khắp nơi trên thế giới. Tại đây, người hâm mộ có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thậm chí mua sắm các sản phẩm liên quan đến nhân vật họ yêu thích.
Mặc dù cosplay đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng nó vẫn không ngừng phát triển và trở thành một trào lưu hot trong giới trẻ. Cosplay không chỉ là sở thích mà còn được công nhận như một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Sự sáng tạo và đam mê của những người tham gia cosplay đã biến nó thành một phần không thể thiếu trong các lễ hội văn hóa của Nhật Bản, thu hút sự quan tâm và ngưỡng mộ từ cộng đồng quốc tế.
7. Văn hóa nhường chỗ
Theo phép lịch sự thông thường, người trẻ tuổi nên nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai trên các phương tiện công cộng. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, việc nhường ghế cho người già lại được coi là thiếu tôn trọng. Họ có thể cảm thấy bị tổn thương về tuổi tác hoặc bất tiện cho người khác khi được nhường ghế.
Nếu bạn vẫn muốn nhường ghế cho người cao tuổi, cách tốt nhất là lặng lẽ rời khỏi ghế ngồi và đi thẳng ra cửa xuống. Lúc đó, người cao tuổi sẽ thấy ghế trống và họ sẵn lòng ngồi vào chỗ đó.
8. Văn hoá tiền tip
Khi du lịch ở một quốc gia khác, tiền tip là một trong những điều cần chú ý, vì mỗi nơi đều có nét văn hóa riêng về vấn đề này. Ở Nhật Bản, bạn không cần lo lắng về tiền tip vì trong văn hóa Nhật, việc này là cấm kỵ. Dù trong một số trường hợp nhân viên có thể nhận tiền tip từ khách, nhưng thực tế họ không mong muốn điều đó.
Phần lớn các dịch vụ tại Nhật Bản không yêu cầu tiền tip và nhân viên thậm chí còn được đào tạo để từ chối nhận khoản tiền này. Nếu bạn thực sự muốn tặng tiền tip, hãy đặt nó vào một phong bì trang nhã và đóng dấu. Tiền tip nên được tặng như một món quà hơn là tiền mặt hoặc thanh toán cho các dịch vụ.
9. Văn hoá cởi dép khi vào nhà
10. Văn hóa uống rượu sake
Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống của Nhật Bản, được nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men. Trong văn hóa Nhật Bản, uống rượu sake đi kèm với nhiều quy tắc quan trọng.
Khi uống rượu sake, người trẻ thường phải rót rượu cho người lớn tuổi trước để thể hiện sự kính trọng. Khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần giữ cốc rượu bằng một tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự. Người Nhật không tự rót rượu cho mình mà sẽ luân phiên rót rượu cho nhau, đây là một phần quan trọng trong nghi thức uống rượu sake.
Ngoài ra, cách rót rượu cũng có quy tắc riêng. Khi rót rượu cho người khác, bạn nên giữ chân ly ở phía dưới và đổ rượu từ phía trên để thể hiện sự tôn trọng.